04/04/2019
Bài hướng dẫn thủ tục tách thửa đất quận 9 mới nhất năm 2019 được chuyên mục bất động sản của Centerreal chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về diện tích tối thiểu để tách thửa đất tại quận 9 cũng như các loại giấy tờ và thủ tục tách thửa cần chuẩn bị.
1. Diện tích tối thiểu để làm thủ tục tách thửa đất quận 9
Luật Đất đai 2013 và Quyết định 60/2017/ QĐ – UBND của UBND thành phố Hồ Chí Minh, quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Theo quy định tại khoản 4 Điều 144 Luật Đất đai 2013, UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở.
UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định hướng dẫn cụ thể, đó là Quyết định 60/2017/ QĐ – UBND của UBND thành phố Hồ Chí Minh, quy định diện tích tối thiểu được tách thửa, đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Điểm b, khoản 1 điều 5 Quyết định này nêu rõ về diện tích tối thiểu của thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa (sau khi trừ lộ giới) như sau:
Như vậy, diện tích tách thửa quận 9 tối thiểu là 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 04 mét. Đây được xem là diện tích tối thiểu thấp nhất từ trước đến nay, kể cả quy định tại quyết định 33/2014. Việc cho phép tách thửa đối với diện tích 50 m2 đã có nhà trên đất và 80 m2 với diện tích chưa có nhà trên đất sẽ giúp người dân có cơ hội được sở hữu sổ đỏ riêng.
Bởi vì hiện nay nhiều người dân ở các quận, huyện vùng ngoại thành do có mức thu nhập thấp nên thường tìm mua các thửa đất có diện tích nhỏ. Tuy nhiên, do không đủ diện tích để tách thực hiện thửa nên đa phần đều phải dùng chung một sổ đỏ.
2. Quy trình làm thủ tục tách thửa đất quận 9
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa. Hồ sơ xin tách thửa được quy định trong thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau: Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục tách thửa hoặc hợp thửa đất:
a) Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
Theo đó trong trường hợp này thì người sử dụng đất phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu và bản gốc giấy chứng nhận đã cấp. Sau đó, văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trường hợp tách thửa do chuyển quyền sử dụng một phần thửa đất hoặc do giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, đấu giá đất hoặc do chia tách hộ gia đình, nhóm người sử dụng đất; do xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn, kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất để thi hành án (sau đây gọi là chuyển quyền) thì Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:
Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng một phần thửa đất mới tách;
Thực hiện thủ tục đăng ký biến động theo quy định tại Nghị định này đối với phần diện tích chuyển quyền; đồng thời xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích còn lại của thửa đất không chuyển quyền; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Trường hợp tách thửa do Nhà nước thu hồi một phần thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai căn cứ quyết định thu hồi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các công việc sau:
Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp và trao cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
3. Chi phí làm thủ tục tách thửa đất quận 9
Khi có nhu cầu tách thửa, bạn sẽ phải nộp các khoản thuế, phí, lệ phí sau: Lệ phí địa chính, đây là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.
Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc: Mức thu tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, như sau: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai: Không quá 28.000 đồng/1 lần. Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính: Không quá 15.000 đồng/1 lần. Mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các khu vực khác: Tối đa không quá 50% mức thu áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh.
Lệ phí trước bạ nhà đất: mức thu lệ phí trước bạ của nhà đất là 0,5% giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ. Ngoài ra, người xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải nộp các loại phí khác như: Phí thẩm định địa chính, phí trích đo địa chính.
Theo Centerreal